Chia sẻ kinh nghiệm tìm hiểu và tu tập về Phật pháp cơ bản

CHIA SẺ KINH NGHIỆM TÌM HIỂU VÀ TU TẬP VỀ PHẬT PHÁP CĂN BẢN

Để chia sẻ cho các bạn đang muốn tìm hiểu và tu tập về Phật pháp tôi xin chia sẻ một chút kinh nghiệm nông cạn và thô thiển của mình mong sẽ giúp ích được cho các bạn bước đầu tìm hiểu, nghiên cứu và ứng dụng thực hành Phật pháp. Nếu có gì chưa thấu đáo mong được cảm thông.
Người ta thường tiếp cận Phật pháp do một nhân duyên nào đó nhưng chủ yếu do duyên lành mà tiếp cận được Phật pháp. Tìm hiểu về Phật pháp giúp ta tu hành để thoát khổ. Tu là sửa đổi bản thân bỏ ác làm thiện, sống thực hành theo chánh pháp của đức Phật một người thầy vĩ đại của những bậc Trời và Người. Khi sống đúng với chánh pháp thì thân tâm thanh tịnh, cuộc sống no đủ, phước đức dồi dào, tốt đời đẹp đạo. Tu để cho cuộc sống tốt hơn chứ không phải là tu để khổ não. Có rất nhiều tôn giáo khác nhau để ta học tập tham khảo và tu tập nhưng tu để rốt ráo sớm được giải thoát khỏi sinh tử luân hồi, sớm thành bậc chánh đảnh – Chánh giác thì hơn cả không chi hơn đạo Phật. Cho dù bạn tu sửa nếu không siêu phàm nhập thánh thì cũng được an vui, sức khỏe, hạnh phúc, tạo duyên lành cho con cháu đời đời hưởng phước,…
Nhà vật lí học thiên tài người Đức Albert Einstein  từng nói: “Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu, vượt lên trên mọi thần linh, giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên, đặt trên căn bản của ý thức đạo lý, phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể gồm mọi lĩnh vực trên trong cái nhất thể đầy đủ ý nghĩa. Phật giáo sẽ đáp ứng được các điều kiện đó”. Đạo Phật không chỉ bao quát cả mặt tâm linh lẫn khoa học mà còn mang tính nhân văn cao cả giúp con người phá mê tìm đến bờ giác. Tôi chọn đạo Phật để tu vì nó rốt ráo và rất phù hợp với nền văn hóa dân tộc, dễ thực hành, dễ đạt đạo. Nếu bỏ công nghiên cứu học tập và ứng dụng Phật pháp chúng ta có thể giúp bản thân tránh được bệnh tật hoặc đã bệnh thì có thể chữa khỏi được nếu như bệnh ấy là do oan gia trái chủ hoặc do nghiệp báo, các bệnh do thói quen ăn uống và sinh hoạt thì bác sĩ cho thuốc có thể khỏi. Mục đích của đạo Phật không chỉ để giúp người tu tập chữa bệnh, cuộc sống an lành mà còn giúp họ có một con đường tu tập để mục đích cuối cùng là giúp con người đạt được giải thoát khỏi sanh tử luân hồi thành bậc siêu phàm nhập thánh. Bản thân mình tu tập tốt sau đó hướng dẫn người thân cùng tu tập thì có phước đức rất lớn, sau này không những đem lại lợi lạc cho bản thân mà còn cho cha mẹ, con cái hay cả dòng họ, cho xã hội,…

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ra đời và để lại cho đời 84.000 pháp môn tu tập nên tự học thì rất khó khăn và bao la vì Phập pháp vô biên và nhiệm màu nên khi học Phật pháp cần gần gũi và nghe các bậc Minh sư, bạn hiền hướng dẫn sẽ đạt đạo nhanh hơn.

tu-dung-suong
Ảnh minh họa: Câu nói giúp bạn tự nghiệm xem mình đi đúng hướng hay chưa
1. Bước đầu học Phật:
– Tìm hiểu về cuộc đời đức Phật Thích Ca Mâu Ni:
– Nghe một số cuốn kinh mà Phật thuyết giảng hoặc một số bài giảng kinh Phật
Tứ diệu đế và bát chánh đạo(Cuốn kinh Phật giảng cho những người bạn đồng tu đầu tiên sau khi thành đạo)
Phật thuyết kinh vô lượng thọ:
Phật thuyết kinh địa tạng bồ tát bổn nguyện:
Phật thuyết kinh thiên thủ thiên nhãn đại bi tâm đà la ni:

(Xem để hiểu về chú đại bi)

tuong-quan-am-bo-tat
Ảnh min họa: Tượng Quán Thế Âm Bồ Tát – Ở nhà chỉ nên thờ tượng ngồi
Phật thuyết kinh A di đà:
Kinh pháp cú:
Kinh pháp hoa:
Và rất nhiều kinh điển khác. Ta chỉ nên nghiên cứu những kinh nguyên thủy mà đức Phật giảng là tốt nhất.
Thường khi vào đạo người ta tìm hiểu về những vấn đề như:
Con người ta từ đâu đến và rồi sẽ đi về đâu? Thế nào là thiện? Thế nào là ác? Có thế giới tâm linh hay không và có những gì? Tam ác đạo và lục đạo luân hồi? Giải thoát? Chánh đẳng, chánh giác, nên chọn pháp môn nào để tu, tịnh độ tông là gì? Khi cúng kiếng ông bà thì những ai có thể thọ hưởng đồ cúng? Làm thế để báo hiếu? Sám hối thế nào? Chữa bệnh do nghiệp và oan gia ra sao? Bố thí, cúng dường? Phóng sanh? Tích âm đức?,…
Tìm hiểu về thế giới tâm linh để biết được là có thế giới này: Có Phật, Bồ tát, thần thánh; Có ma quỷ, súc sinh, ngạ quỹ, âm phủ, Diêm vương,…Con người sau khi chết không phải là hết. Chết rồi thì còn cái thần thức, chân linh hay linh hồn tiếp tục trả nghiệp và tái sanh vào lục đạo luân hồi tùy theo nghiệp đã tạo.
Nghe giảng về thế giới tâm linh có thể nghiên cứu một loạt bài giảng của sư Thích Giác Hạnh, sách của nhà báo Hoàng Anh Sướng tựa đề “Hành trình 25 năm đi tìm hàng ngàn mộ liệt sĩ của nhà ngoại cảm Trương Thị Bích Hằng”, chuyện về nhân quả báo ứng,…
Hành trình tìm mộ Nam Cao của Phan Thị Bích Hằng:
Bài giảng của ngài Thích Giác Hạnh:
 (Thầy giảng nhiều bài nghe về chuyện tâm linh rất hay, gáng nghe hết loạt)
3 đường ác và 6 nẻo luân hồi là gì?
Tra cứu thuật ngữ:
Nói về địa ngục bên Trung quốc do ngài Tế công dẫn người đi:
Địa ngục do người Việt trãi qua(chết đi sống lại và thuật lại)
Cô ba cháo gà du âm phủ:
Cô ba cháo gà ở ngoài đời:
Chuyện kể về âm phủ của sư ni Diệu Dung:
Kể về địa ngục của chị Trinh ở Thủ đức, Tphcm:
6 nghề cực ác tuyệt đối không nên làm vì nếu làm thì nhận quả báo rất nặng
Còn rất nhiều nghề khác liên quan tớt sát sanh hại mạng, làm đau khổ cho chúng sanh, viết văn thơ, truyện, vẽ tranh, làm băng đĩa khiêu dâm,…
Chuyện về nhân quả báo ứng hiện đời:

Một số cuốn sách hay về khuyến thiện

Học cách chuyển đổi vận mạng, thăng quan tiến chức, cầu con cái:
Liễu Phàm tứ huấn:
Chuyện này đã được chuyển thể thành phim cho dễ tiếp cận:
Phim ngắn:
Phim dài tập:
Vạn thiện tiên tư:
Bộ sách An Sĩ Toàn Thư:
Fan page Facebook:
(Tham gia học hỏi Phật pháp, thỉnh kinh sách, đài giảng kinh Phật,…)
Muốn tu dưỡng đường ái dục để bảo toàn thân mạng, tăng tuổi thọ có thể đọc bộ sách:
Bảo thân tiết dục:
Thọ khang bảo giám:
Tham gia hội nhóm trên Facebook:
Dục hải hồi cuồng:
Phương pháo giáo dục gia đình: Gia Ngôn Lục (của ngài Ấn Quang đại sư)
Muốn dạy con ngoan trở thành người hiện thiện, đời đời hưởng phúc thì nên dạy con về nhân quả báo ứng.
Trẻ nhỏ ta có thể cho bé đọc và học: Truyện tranh nhân quả(mua trên ứng dụng tiki hoặc lazada).
Trẻ lớn nên cho trẻ đọc và học về cuốn:
Văn Xương Đế Quân Âm Chất Văn:
Thái Thượng Cảm Ứng Thiên:
Muốn chữa một số bệnh do oan gia trái chủ đối đầu đòi mạng hoặc do nghiệp báo thì phương pháp chủ yếu là: Đoạn ác tu thiện, sám hối lỗi lầm, chuộc tội, tích phước,… Oan gia nên giải không nên kết. Nghiệp báo thì lo giải nghiệp.

Tham khảo một số bài viết về cách chữa bệnh do nghiệp và oan gia:

Câu chuyện diệu kỳ về chú Đại bi và chú Dược sư giúp vượt qua bệnh tật:
https://phatgiao.org.vn/cau-chuyen-dieu-ky-ve-chu-dai-bi-va-chu-duoc-su-giup-vuot-qua-benh-tat-d37125.html

Cô Hoa – Người Thanh hóa chữa ung thư lưỡi:
https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=163234175049124&id=105644910808051

Chữa bệnh bằng phương pháp xám hối:

Chữa bệnh bằng phương pháp phát nguyện ấn tống kinh sách:

Tải file Mp3 tư liệu về Phật pháp:

Hướng dẫn cách bài trí trang thờ và cách tu tập từ mức cơ bản:

Có nhiều bậc đại minh sư như pháp sư Tịnh Không, Ấn Quang Đại sư, nhiều bậc chủ trì đức cao vọng trọng khuyên chúng ta nay thời mạt pháp nên tu theo pháp môn Tịnh độ tông là dễ tu, sớm đạt đạo giải thoát nhất.
Để tu theo pháp môn Tịnh độ trong nhà cần ít nhất 3 pháp khí rất dễ tạo đó là:
01: Một tượng hoặc tranh Bồ Tát Quán Thế Âm đặt ở trang bàn thờ Phật(bố trí bên trên chính giữa hoặc bên phải bàn thờ tổ tiên).
02: Một bài Thần chú đại bi.
03: Một câu Phật hiệu: Nam Mô A Di Đà Phật

(Nếu cần thờ nhiều vị Phật hơn thì có thể thờ các vị  Phật, Bồ tát như: Phật A Di Đà, Quan Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát, Phật Di Lặc,…)

 

duc-phat-a-di-da
Ảnh minh họa: Đức Phật A Di Đà có chữ vạn ở giữa ngực

Trên bàn thờ để vài cuốn kinh, chú mà ta thường hành trì như: Kinh Nhật Tụng(Kinh tụng thường ngày, tổng hợp nhiều kinh chú), kinh địa tạng bồ tát bổn nguyện, chú đại bi,…tùy mình thích hợp kinh chú gì thì năng tụng một loại kinh chú đó, không nên chọn quá nhiều kinh, chú.

Phật tử tại gia bộn rộn có thể thực hành pháp niệm Phật mười hơi như sau:

Buổi sáng sớm thức dạy đánh răng, rửa mặt xong ra sân chọn một vị trí sạch và thuận lợi chắp tay về hướng tây niệm Phật trong mười hơi, mỗi hơi niệm một số câu niệm danh hiệu phật A di đà: Nam Mô A Di Đà Phật, mỗi hơi niệm càng nhiều câu càng tốt. Buổi tối trước khi đi ngủ cũng làm tương tự như vậy. Hành trì hằng ngày, không gián đoạn.
Ngoài cách trên, có thể kết hợp hôm rãnh hoặc ngày chay tịnh tụng đọc thêm  các kinh chú như: Kinh địa tạng, Kinh Pháp hoa, Bát nhã tâm kinh, Chú đại bi, Chú chuẩn đề,…

Nên chọn giờ tối trước khi đi ngủ hoặc sáng sớm thức dạy không ai làm phiền để dễ dàng tụng đọc(Trước khi tụng đọc cần đánh răng, súc miệng sạch sẽ, cẩn thận hơn có thể đọc mấy câu chú: Tịnh tam nghiệp chơn ngôn để lời kinh, tiếng kệ thêm phần uy lực mười mươi)

Cách tụng niệm chú đại bi:
Pháp niệm phật tại gia:
Pháp môn niệm Phật của pháp sư Tịnh không:
(nên nghe hàng loạt bài giảng của lão pháp sư Tịnh không)

Cách niệm Phật cho người lớn tuổi:

Cha mẹ lớn tuổi ta chỉ cho họ chỉ cần ngồi xếp bằng hai chân hoặc quỳ gối được càng tốt trước bàn Phật thắp nhang rồi chỉ nhất nhất niệm một câu “Nam Mô A Di Đà Phật”, niệm ra tiếng hoặc niệm thầm, tiếng càng to rõ càng tốt, mỗi ngày sáng tối niệm càng nhiều thì càng tốt để khi lớn tuổi luôn được khỏe mạnh, thần trí tỉnh táo đặng sau này được vãng sanh nơi cực lạc của đất Phật A Di Đà hoặc chí ít không bị đọa vào tam ác đạo.
Ghi chú: Muốn mua sách có thể mua trên ứng dụng tiki, lazada, các nhà sách. Xem trên Youtube, facebook, app sách nói. Để thuận tiện nhất ta nên tải app sách nói để tiện nghe giảng kinh Phật, đọc sách khuyến thiện, nhân quả. Khi tải app ứng dụng phật pháp về nghe có thể mở nghe rồi tắt màn hình điện thoại nghe rất tiện, ít hao pin. Có thể tải nguyên file mp3 về bỏ thẻ nhớ hoặc usp mua đài về nghe cũng khá tiện lợi(nên dành cho cha mẹ người lớn tuổi không biết sử dụng điện thoại). Kinh sách có thể thỉnh trên chùa hoặc trên mạng về để trì tụng(thỉnh trên mạng không mất tiền mua, chỉ tốn phí ship trả cho bên chuyển phát vài chục ngàn thôi).
Do hiểu biết của bản thân tôi còn hạn chế nên kính mong được các bậc đạo hữu và minh sư chỉ giáo và cảm thông. Chúc các bạn thành công trên con đường nghiên cứu, học tập và thực hành theo chánh pháp của đức Phật.  Nếu việc chia sẻ này có chút công đức tôi xin hồi hướng cho chúng sanh trên khắp thế giới trọn viên thành Phật đạo. Nam Mô A Di Đà Phật!
Nguồn: huongthienduocvui.blogspot.com
Theo Thiện Tú
Share:

Author: utchcmc

Bài liên quan